Lịch sử Kenya

Bài chi tiết: Lịch sử Kenya

Lịch sử trước thuộc địa

Nhà thờ Hồi giáo lớn của ở Kilwa Kisiwani, một trong các nhà thờ Hồi giáo được xây dựng bởi người Kikuyu của Vương quốc Hồi giáo Kilwa

Từ đầu Công nguyên, các bộ lạc người Phi đã sinh sống ở vùng đất là Kenya ngày nay. Thế kỷ VII, các tàu bè của người châu Ángười Ả Rập đã đến vùng bờ biển này. Đến thế kỷ X, người Ả Rập kiểm soát toàn bộ khu vực này. Sau khi nhà hàng hải Vasco da Gama đặt chân lên vùng bờ biển này năm 1498, các thương gia Bồ Đào Nha cũng đến đây lập các bến cảng buôn bán và bị người Ả Rập đánh đuổi vào năm 1729. Từ năm 1740, người Ả Rập kiểm soát vùng bờ biển. Có trên 40 nhóm sắc tộc sống tại Kenya. Người Kikuyu là nhóm sắc tộc lớn nhất di cư đến vùng này từ đầu thế kỷ XVIII. Tiếp đó, Kenya rơi vào tay thực dân Bồ Đào NhaAnh.

Lịch sử thời kỳ thuộc địa

Năm 1890, vùng lãnh thổ này thuộc quyền bảo hộ của Anh và trở thành thuộc địa với tên gọi Đông Phi thuộc Anh từ năm 1920. Chính sách khai thác và bóc lột nặng nề của thực dân Anh làm bùng lên các phong trào phản kháng và chủ nghĩa dân tộc trong thập niên 1940. Năm 1952, phong trào Mau Mau gồm phần lớn là người Kikuyu, dưới sự lãnh đạo của Jomo Kenyatta, nổi dậy chống thực dân Anh. Cuộc chiến kéo dài cho đến năm 1956. Năm 1943, Liên minh dân tộc Phi Kenya (KAU) được thành lập. KAU mở rộng thành viên sang các bộ lạc lớn của Kenya (Luo, Kamba, Kalenin...). Vì vậy, Liên minh dân tộc Phi Kenya (KANU) được thành lập và thay thế KAU. Trước cuộc đấu tranh của nhân dân Kenya do KANU lãnh đạo, ngày 12 tháng 12 năm 1963, Anh phải trao trả độc lập cho nước này.

Sau thời kỳ thuộc địa cho đến ngày nay

Cố Tổng thống Kenya và người sáng lập Phong trào Mau Mau, Jomo Kenyatta

Năm 1964, Kenyatta trở thành Tổng thống. Trong nhiệm kì Tổng thống, Kenyatta lãnh đạo đất nước một cách vững vàng mặc dầu có nhiều áp lực từ các nhóm sắc tộc khác nhau chung sống ở Kenya. Người kế vị Kenyatta, Tổng thống Arap Moi, bị áp lực bãi bỏ chế độ độc đảng. Tuy nhiên, Arap Moi vẫn tái đắc cử năm 1992 và năm 1997. Một loạt các tai ương xảy ra tại Kenya trong hai năm 1997-1998: các trận lụt lớn tàn phá đường sá, cầu cống và mùa màng; các đợt bệnh dịch sốt và dịch tả hoành hành, trong khi hệ thống y tế hoạt động kém hiệu quả; xung đột sắc tộc bùng nổ giữa người Kikuyungười Kalenjin. Ngày 7-8-1998, tòa đại sứ Mỹ tại Nairobi bị nhóm khủng bố tấn công bằng bom làm chết 243 người và làm bị thương khoảng 1.000 người.

Trong cố gắng tranh thủ sự tài trợ lại của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), vốn đã bị trì hoãn trước đó do tình trạng tham nhũng và tình hình hoạt động kinh tế nghèo nàn, Tổng thống Moi đã bổ nhiệm một nhà chính trị đối lập hàng đầu Richard Leakey, giữ chức Thủ tướng. Leakey hứa hẹn sẽ củng cố sức đưa kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ và đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng. Tổng thống Moi dường như không thực hiện cải cách một cách nghiêm túc. Moi đã sa thải Leakey sau 20 tháng cầm quyền. Nhà lãnh đạo đối lập Mwai Kibaki giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tống thống tháng 12 năm 2002. Kibaki hứa sẽ đấu tranh để chấm dứt tình trạng tham nhũng.

Thắng lợi của cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 một lần nữa lại thuộc về ông Kibaki, tuy nhiên từ tháng 8 năm 2010 chính phủ Kenya đã thông qua hiến pháp mới nhằm giảm bớt vai trò của Thủ tướng.